Cá thối

ecoblader-cá-thối-696x464

Vào ngày đầu tiên, toàn bộ cá ở sạp nọ đều tươi ngon cả.

Có con bán được, có con ế phải để lại ngày hôm sau.

Ngày hôm sau, lô hàng mới nhập về đầy cá tươi ngon để bổ sung cho những con đã được bán hôm trước. Những con cá ế hôm qua vẫn nằm lại đó, không mấy hấp dẫn nữa. Và dĩ nhiên là nó sẽ ế hơn lô cá mới.

Đến ngày thứ ba, dĩ nhiên, cá tồn đọng lại rõ ràng chẳng thể tươi ngon nữa, và hầu như chẳng ai ngó ngàng gì tới.

Đến lúc này, nếu khách có vào sạp sẽ thấy một phần cá ở sạp đang chuẩn bị bốc mùi, khiến cho cả sạp bị mất điểm trong mắt khách hàng.

Và lần nữa, dĩ nhiên, nếu khách không đánh giá cao sạp, thì chủ sạp không thể có quá nhiều tiền mặt để bổ sung cá mới nữa. Cái chết đến dần.

Còn cách nào để phòng tránh chuyện này chăng? Đơn giản: vào ngày thứ hai, hãy loại bỏ hàng ế ra ngoài.

Đơn giản, nhưng khó thực hiện. Khó đến nỗi thường chẳng ai làm. Người ta thường chọn cách làm giảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình đi một chút, rồi thầm hi vọng là khách hàng sẽ chẳng nhận ra…

Lời bình: Miệng thì đề cao chất lượng, nhưng lại âm thầm chơi vài trò để ăn lợi nho nhỏ là cách mà rất nhiều doanh nghiệp đang dùng. Họ tưởng họ có thể một tay che mắt khách hàng chăng?

Khổ thay, chất lượng là thứ mà khách hàng chẳng cần nhìn cũng có thể cảm nhận được. Nếu họ có thể ngửi thấy mùi cá thối, chắc chắn họ cũng dễ dàng ngửi được mùi dịch vụ thối mà thôi.

Bình luận về bài viết này